Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân
Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc là bất hợp pháp và việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân nên phù hợp với những yêu cầu của pháp luật quốc tế về xung đột vũ trang và những điều ước quốc tế về vũ khí hạt nhân.Vì thế, việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân thông thường sẽ trái với pháp luật quốc tế được áp dụng trong xung đột vũ trang, đặc biệt là luật nhân đạo. Tuy nhiên, Tòa án Quốc tế không thể kết luận liệu việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không trong trường hợp cực đoan vì mục đích tự vệ, khi sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy.Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân [1996] ICJ 3 là một vấn đề pháp luật quốc tế bước ngoặc. Tòa án Quốc tế có kết luận tư vấn rằng tuy thông thường sẽ vi phạm luật nhân đạo quốc tế nhưng không thể xác định việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có hợp pháp hay không trong trường hợp sự tồn vong của một nhà nước đang lâm nguy. Tòa án Quốc tế kết luận rằng không có một nguồn của pháp luật quốc tế cho phép hoặc cấm việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng phải phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế. Tòa án Quốc tế cũng kết luận các nước có nghĩa vụ thực hiện giải trừ hạt nhân.[1]Ngày 3 tháng 9 năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới yêu cầu Tòa án Quốc tế có một kết luận tư vấn về vấn đề này[2] nhưng bị từ chối vì đã vượt quyền hạn của tổ chức. Tháng 12 năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu một kết luận tư vấn và được Tòa án Quốc tế thụ lý đơn vào tháng 1 năm 1995.[3]Khả năng cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột vũ trang được Jean Pierre Adrien François (nl), đại diện Hà Lan trong Ủy ban Pháp luật Quốc tế, đề cập lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 6 năm 1950.[4] Ngoài ra, chính phủ Ba Lan đề nghị Ủy ban Pháp luật Quốc tế xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân có phải là một tội ác chống lại hòa bình hay không.[5]

Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Quyết định bởi Tòa án Quốc tế
Thẩm phán tại chỗ Bedjaoui (Chủ tịch), Schwebel (Phó Chủ tịch), Oda, Guillaume, Shahabuddeen, Weeramantry, Ranjeva, Herczegh, Shi, Flesichhauer, Koroma, Vereshchetin, Ferrari Bravo, Higgins
Trích dẫn Bản mẫu:Cite WorldLII
Phán quyết 8 tháng 7 năm 1996 (1996-07-08)
Trước đó Bác đơn yêu cầu kết luận tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới Bản mẫu:Cite WorldLII
Concur/dissent Guillaume, Ranjeva, Fleischhauer
Tòa án Tòa án Quốc tế
Tên đầy đủ Tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân - Kết luận tư vấn ngày 8 tháng 7 năm 1996
Phản đối Schwebel, Oda, Shahabudeen, Weeramantry, Koroma, Higgins

Liên quan

Kết xuất đồ họa Kết quả thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (1947–2019) Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2016 Kết quả chi tiết Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia 2017 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010 Kết hợp dân sự Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2015 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2011 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2009

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân https://en.wikipedia.org/wiki/File:Flag_of_WHO.svg https://en.wikipedia.org/wiki/File:UN_General_Asse... http://www.worldlii.org/int/cases/ICJ/1996/3.html https://web.archive.org/web/20160303174330/http://... https://web.archive.org/web/20051220163743/http://... https://web.archive.org/web/20070927002435/http://... https://web.archive.org/web/20170704085954/http://... https://web.archive.org/web/20210417152217/http://... https://web.archive.org/web/20171018153630/http://... https://web.archive.org/web/20120227095818/http://...